Một thời hoa lửa
Chiều một ngày tháng 5, trời Hà Nội mưa, sân trường Đại học Dược Hà Nội ướt át. Sinh viên vẫn ngồi trong giảng đường ôn thi mặc cho trời dần tối. Cô sinh viên năm nhất ngán ngẩm cảnh tụng từng chữ một môn Triết 2 rủ con bạn đi về. Hai đứa vừa đi vừa nói chuyện. Sân trường ướt quá, vắng nữa. Bên sân Tổng Hợp cũng chẳng có ai ngoài đôi yêu nhau đang tập bóng rổ. Hai đứa phi thẳng đến nhà Vòm rồi ra đứng chỗ cửa nhìn xuống sân trường. Sân trường đẹp thật, kiến trúc của trường cũng đẹp nữa. Hai đứa ngắm và trò chuyện.
Thế rồi hai đứa lại rủ nhau dạo Bờ Hồ cho thoải mái. Bước vài bước ra khỏi cổng trường Dược hai đứa bắt gặp mấy cô đồng nát đứng trước cửa nhà giáo sư Tôn Thất Tùng đang xếp đống sách vở cũ mới mua được. Nó nhìn qua đống sách vở cũ thấy mấy quyển sách, nó hỏi mua ngay. Lục hết đống sách của cô nó tìm được đâu chừng 4, 5 quyển sách. Nó hỏi xin cả mấy cái đĩa CD Paris by nignt, cô cho luôn. Lúc đưa sách ra tính tiền, cô đồng nát thấy quyển "Một thời hoa lửa" liền nói: "Mày mua được quyển này là may lắm đấy, quyển này giá trị".
Nó chẳng mấy hứng thú bởi nó mua thế thôi chứ sách lịch sử nó lười đọc. Nó đâu có ngờ quyển sách đó đã dạy cho nó về những bài học lịch sử khó có thể nào quên. Cũng chính quyển sách đó đã kể cho nó nghe những câu chuyện hào hùng, những câu chuyện về cả thời tuổi trẻ của những con người mà lúc chạc bằng tuổi nó đã sống và cống hiến hết mình - những câu chuyện đã bắt đầu từ chính sân trường Tổng Hợp, nơi mà mấy phút trước nó đứng đó ngắm nhìn.
Năm 1972 là một năm quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
" Thành cổ Quảng Trị, một cái tên mà chỉ nghe đến thôi, tất cả chúng ta cũng như người có lương tri trên thế giới này đều ao ước được một lần đến, để được nghe, được hiểu, được chứng kiến nhiều hơn về những câu chuyện đã trở thành huyền thoại có thật trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Hơn 30 năm kể từ mùa hè năm 1972, đã có tới hai thế hệ trải qua tuổi 20 của mình. Và ngày hôm nay, trong rất nhiều huyền thoại đã ghi dấu trên mảnh đất này, cho phép chúng tôi được nói đến huyền thoại về những con người. Họ có thể là những người đã chiến đấu và hôm nay được trở về trong cuộc sống hòa bình. Họ cũng có thể là những người đã mãi mãi nằm xuống, giống như tuổi hai mươi dưới chân cổ thành này" (trính Một thời hoa lửa).
Từ năm 1970 đến năm 1972, hơn 10.000 sinh viên Hà Nội xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ, tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Lên đường với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ đã để lại người thân, để lại ước mơ để tìm kiếm một ước mơ lớn hơn cho cả dân tộc. Những dòng nhật kí của họ đã viết lại những cảm xúc chân thật nhất ngay tại lúc mà họ lên đường.
" Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên sân trường Tổng hợp. Bản nhạc nào đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực sự hiểu, thực sự cảm một điều giản dị: Bài quốc ca của ta, của ta!
Khóc không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay nay thiêng liêng quá..." (trích nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc).
Họ ra đi để lại niềm thương nhớ của những người mẹ, người anh, người chị, để lại niềm thương nhớ cho những cô gái ngóng tin họ từng ngày.
81 ngày đêm tại thành cổ với bom đạn, với nỗi nhớ, với khát vọng sống và chiến đấu. Những anh chàng sinh viên ngày nào giờ là những chiến sĩ dũng cảm, yêu đời, đầy khát vọng sống. Giữa bom đạn, giữa muôn ngàn khó khăn nơi chiến trường, họ vẫn nở nụ cười của tuổi 20.
"Một thời hoa lửa" là cuốn sách ghi lại buổi giao lưu cầu truyền hình diễn ra giữa hai đầu cầu Thành cổ Quảng Trị và sân trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cuốn sách ghi lại những những câu hỏi của thế hệ trẻ cho những cựu chiến binh tại trong trận chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm ấy. Những câu trả lời như làm thế hệ trẻ hiểu hơn, thấm hơn tinh thần tuổi 20 của lớp cha anh. Cuốn sách cũng có trong đó những tấm ảnh quý về hiện vật và con người năm đó giúp người đọc phần nào hiểu hơn nữa về cuộc chiến và con người. Những câu chuyện chân thật nhất, cảm động nhất chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn không thể nào quên trong lòng người đọc.
Thành cổ Quảng Trị trở thành những kí ức không thể nào quên đối với những cựu chiến binh đã chiến đấu trong những ngày tháng ác liệt ấy. Họ đã trở về, để lại xương máu của mình nơi đất thành cổ. Đồng đội của họ có người may mắn như họ, có người đã ở lại với dòng Thạch Hãn mãi mãi. Những cựu chiến binh, họ đã đi qua lịch sử, họ tự hào, họ nhớ thương đồng đội của mình.
"Đò xuôi Thạch hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"
Cả chục năm học lịch sử ở phổ thông có lẽ không dạy cho nó những bài học lịch sử thấm thía như cuốn sách này. Nó nghiệm ra rằng, học lịch sử đâu cần cắm đầu vào nhớ ngày tháng khô khan, khó nuốt. Nó hiểu bài học lịch sử là để cảm nhận và khắc ghi, để lấy đó làm cảm hứng, làm gương trong mỗi hành động mình. Cuốn sách sẽ là bài học lịch sử mà nó mãi không bao giờ quên.
Thế rồi hai đứa lại rủ nhau dạo Bờ Hồ cho thoải mái. Bước vài bước ra khỏi cổng trường Dược hai đứa bắt gặp mấy cô đồng nát đứng trước cửa nhà giáo sư Tôn Thất Tùng đang xếp đống sách vở cũ mới mua được. Nó nhìn qua đống sách vở cũ thấy mấy quyển sách, nó hỏi mua ngay. Lục hết đống sách của cô nó tìm được đâu chừng 4, 5 quyển sách. Nó hỏi xin cả mấy cái đĩa CD Paris by nignt, cô cho luôn. Lúc đưa sách ra tính tiền, cô đồng nát thấy quyển "Một thời hoa lửa" liền nói: "Mày mua được quyển này là may lắm đấy, quyển này giá trị".
Nó chẳng mấy hứng thú bởi nó mua thế thôi chứ sách lịch sử nó lười đọc. Nó đâu có ngờ quyển sách đó đã dạy cho nó về những bài học lịch sử khó có thể nào quên. Cũng chính quyển sách đó đã kể cho nó nghe những câu chuyện hào hùng, những câu chuyện về cả thời tuổi trẻ của những con người mà lúc chạc bằng tuổi nó đã sống và cống hiến hết mình - những câu chuyện đã bắt đầu từ chính sân trường Tổng Hợp, nơi mà mấy phút trước nó đứng đó ngắm nhìn.
Năm 1972 là một năm quan trọng trong lịch sử Việt Nam.
" Thành cổ Quảng Trị, một cái tên mà chỉ nghe đến thôi, tất cả chúng ta cũng như người có lương tri trên thế giới này đều ao ước được một lần đến, để được nghe, được hiểu, được chứng kiến nhiều hơn về những câu chuyện đã trở thành huyền thoại có thật trong giai đoạn ác liệt nhất của cuộc chiến tranh chống Mỹ của nhân dân Việt Nam. Hơn 30 năm kể từ mùa hè năm 1972, đã có tới hai thế hệ trải qua tuổi 20 của mình. Và ngày hôm nay, trong rất nhiều huyền thoại đã ghi dấu trên mảnh đất này, cho phép chúng tôi được nói đến huyền thoại về những con người. Họ có thể là những người đã chiến đấu và hôm nay được trở về trong cuộc sống hòa bình. Họ cũng có thể là những người đã mãi mãi nằm xuống, giống như tuổi hai mươi dưới chân cổ thành này" (trính Một thời hoa lửa).
Từ năm 1970 đến năm 1972, hơn 10.000 sinh viên Hà Nội xếp bút nghiên lên đường nhập ngũ, tham gia vào cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của dân tộc. Lên đường với lòng nhiệt huyết của tuổi trẻ, họ đã để lại người thân, để lại ước mơ để tìm kiếm một ước mơ lớn hơn cho cả dân tộc. Những dòng nhật kí của họ đã viết lại những cảm xúc chân thật nhất ngay tại lúc mà họ lên đường.
" Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên sân trường Tổng hợp. Bản nhạc nào đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực sự hiểu, thực sự cảm một điều giản dị: Bài quốc ca của ta, của ta!
Khóc không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay nay thiêng liêng quá..." (trích nhật ký Mãi mãi tuổi hai mươi của Nguyễn Văn Thạc).
Họ ra đi để lại niềm thương nhớ của những người mẹ, người anh, người chị, để lại niềm thương nhớ cho những cô gái ngóng tin họ từng ngày.
(sinh viên lên đường nhập ngũ tại sân trường Tổng Hợp ngày 6.9.1972)
(nụ cười chiến thắng dưới chân thành cổ 15.8.72)
"Một thời hoa lửa" là cuốn sách ghi lại buổi giao lưu cầu truyền hình diễn ra giữa hai đầu cầu Thành cổ Quảng Trị và sân trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc Gia Hà Nội. Cuốn sách ghi lại những những câu hỏi của thế hệ trẻ cho những cựu chiến binh tại trong trận chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm ấy. Những câu trả lời như làm thế hệ trẻ hiểu hơn, thấm hơn tinh thần tuổi 20 của lớp cha anh. Cuốn sách cũng có trong đó những tấm ảnh quý về hiện vật và con người năm đó giúp người đọc phần nào hiểu hơn nữa về cuộc chiến và con người. Những câu chuyện chân thật nhất, cảm động nhất chắc chắn sẽ để lại những dấu ấn không thể nào quên trong lòng người đọc.
Thành cổ Quảng Trị trở thành những kí ức không thể nào quên đối với những cựu chiến binh đã chiến đấu trong những ngày tháng ác liệt ấy. Họ đã trở về, để lại xương máu của mình nơi đất thành cổ. Đồng đội của họ có người may mắn như họ, có người đã ở lại với dòng Thạch Hãn mãi mãi. Những cựu chiến binh, họ đã đi qua lịch sử, họ tự hào, họ nhớ thương đồng đội của mình.
"Đò xuôi Thạch hãn xin chèo nhẹ
Đáy sông còn đó bạn tôi nằm
Có tuổi hai mươi thành sóng nước
Vỗ yên bờ bãi mãi ngàn năm"
Cả chục năm học lịch sử ở phổ thông có lẽ không dạy cho nó những bài học lịch sử thấm thía như cuốn sách này. Nó nghiệm ra rằng, học lịch sử đâu cần cắm đầu vào nhớ ngày tháng khô khan, khó nuốt. Nó hiểu bài học lịch sử là để cảm nhận và khắc ghi, để lấy đó làm cảm hứng, làm gương trong mỗi hành động mình. Cuốn sách sẽ là bài học lịch sử mà nó mãi không bao giờ quên.
Nhận xét
Đăng nhận xét